Khi nhắc đến du lịch Bình Định, không ít người nghĩ ngay đến vùng đất võ nổi tiếng từ ngàn đời xưa, những bãi biển xanh mướt đầy cát trắng và cũng rất nhiều người nhắc đến các món ăn đặc sản nơi đây. Trong đó có món bánh hỏi Bình Định gây thương nhớ. Tất cả những làng quê Bình Định khi cưới hỏi, cúng giỗ, lễ lạt đều có món bánh hỏi. Bánh hỏi làm bằng bột gạo, mà phải là gạo cũ mới ngon, thật ngộ!
Sau một đêm ngâm cho mềm, gạo được đem xay thành bột mịn. Người làm bánh sẽ nhồi bột thành những “vặn” lớn, sau đó cho vào cái khuôn nhôm. Khuôn nhôm hình trụ, đáy có đục nhiều lỗ nhỏ tí ti. Khi ép, bột sẽ theo lỗ đổ ra thành sợi bánh dài ngoằng. Người vắt bánh sẽ trải đều sợi bánh trên những tấm nan tre hình chữ nhật rồi đem hấp chín là xong.
Mục Lục
Cái tên bánh hỏi bắt đầu từ đâu?
Nếu có thắc mắc và muốn hỏi về nguồn gốc tên gọi thì chúng tôi xin trả lời rằng bạn sẽ chỉ nhận được cái lắc đầu từ người dân địa phương mà thôi, kể cả những người lão làng nhất trong nghề làm bánh hỏi. Hoặc cũng có người khéo trả lời rằng có lẽ là do làm từ bột gạo rồi được tạo hình thành những sợi nhỏ nhắn, ngoằn ngoèo như những dấu chấm hỏi nên tên gọi của món ăn xuất phát từ đó. Nhưng cuối cùng thì vẫn không có 1 câu trả lời chính xác cho đến ngày nay.
Món bánh hỏi Bình Định giống món nào?
Không giống như bún, cũng không giống bánh cuốn. Bánh hỏi Bình Định mang hương rất lạ của đất võ Bình Định, là món ăn truyền thống ở tất cả các địa phương trong tỉnh. Người dân Bình Định có thể ăn sáng, ăn trưa, ăn tối bằng bánh hỏi để trừ cơm…
Các vùng quê làm bánh hỏi chuyên nghiệp như Tây Sơn, An Nhơn, Tuy Phước một ngày có thể tiêu thụ cả trăm ký bánh hỏi. Bánh được xếp vào giỏ tre có lót lá chuối nhưng không được dậy kín vì sẽ khiến bánh mau chua, ôi thiu. Cũng như bún, bánh hỏi không kén món ăn kèm. Nếu muốn đơn giản, có thêm chan mắm chanh ớt hoặc mắm cái vào rồi ăn liền. Nhưng thường thì người ta ăn bánh hỏi kèm thịt heo luộc cuốn bánh tráng với dưa leo thái mỏng.
Cầu kỳ hơn, bạn có thể vào nhà hàng chuyên phục vụ món bánh hỏi ở thị trấn Phù Mỹ. Nơi đây có hơn 10 món để bạn chọn lựa: bánh hỏi chả giò, bánh hỏi lòng heo, bánh hỏi thịt nướng, bánh hỏi chạo tôm, bánh hỏi tôm càng, bánh hỏi thịt bò nướng, bánh hỏi bò lụi, bánh hỏi gà lụi… Xem ra thì món bình dân nào vào nhà hàng cũng trở nên “đặc sản” hấp dẫn và phong phú.
Bánh hỏi ăn kèm với gì?
Ăn bánh hỏi mà không có lá hẹ thì coi như mất ngon. Lá hẹ sau khi thái nhỏ, xào qua dầu ăn cho thơm phết lên từng tấm bánh trước khi ăn. Hương vị chính của món bánh hỏi là do lá hẹ khử dầu tạo nên. Vừa thơm vừa bùi mà không cần đến bất kỳ thứ rau thơm nào ăn kèm.
Món bánh hỏi Bình Định, thịt heo luộc, rau sống cùng cuộn chung với bánh tráng mỏng đã nhúng nước. Rồi chấm mắm nêm là món ăn khoái khẩu của người dân Bình Định. Đây không phải là món bánh dùng nóng nên bạn có thể ăn bất kỳ lúc nào tùy thích.
Bạn đến thăm, du lịch trên đất võ hoặc tìm hiểu về Đặc Sản Bình Định mà chưa thưởng thức bánh hỏi, nem chua hay bánh tráng nước dừa Tam Quan với các món ngon thì ra về không đành lòng, muốn biết ngon, phải thử.
- Mẹo làm sạch dạ dày heo để không còn hôi, nấu ngon
- Bí quyết khử mọi vết bẩn trong nhà bếp chỉ với một quả chanh
- Top 3 món đồ uống Malaysia đặc biệt và thơm ngon khó cưỡng
- Hô biến áo thun cũ thành những phụ kiện thời trang cho quý cô sành điệu
- Điểm tên các món ăn vặt từ chuối ngon nức tiếng Sài thành
Bài viết cùng chủ đề: