Đờn ca tài tử nét đẹp văn hóa của người miền Tây Nam Bộ

Trải dài khắp đất nước ta có rất nhiều làn điệu dân ca độc đáo, hấp dẫn. Mỗi một vùng miền đều có những làn điệu dân ca độc đáo của riêng vùng miền. Miền Bắc ta có thể nhắc tới ca trù, quan họ Bắc Ninh. Miền Trung ta không thể quên nhã nhạc cung đình Huế. Đờn ca tài tử một trong những nét đẹp văn hóa đặc trưng của khu vực miền Tây Nam Bộ. Những làn điệu đờn ca tài tử xuất hiện một cách bình dị trong cuộc sống của người dân. Họ có thể ca trên sông nước, ca tại vườn với mục đích thư giãn, xua tan mệt mỏi. Dần dần đờn ca tài tử như một nét đẹp văn hóa không thể thay thế ở Miền Tây.

Đờn ca tài tử món ăn tinh thần của người Miền Tây

Hiện nay mặc dù có rất nhiều loại nhạc khác nhau đang thịnh hành như nhạc pop, nhạc EDM,… Những làn điệu đờn ca tài tử vẫn không mất đi vị thể của mình. Làn điệu dân ca vẫn được người dân ca trong quá trình làm việc, trong những dịp lễ lớn. Ngày nay làn điệu này đang được truyền lại cho các thế hệ mai sau. Thế hệ trẻ vẫn tiếp tục duy trì và phát triển làn điệu dân ca đặc trưng này.

Đờn ca tài tử nét đẹp văn hóa người miền Tây
Đờn ca tài tử nét đẹp văn hóa người miền Tây

Nghệ thuật đờn ca tài tử từ lâu đã trở thành món ăn tinh thần của người dân miền Tây. Làn điệu dân ca tái hiện lại rất rõ nét từ đời sống sinh hoạt đến những phẩm chất, tính cách của con người Nam bộ. Trong những tác phẩm đờn ca tài tử đều hội tụ những giá trị văn hóa đặc sắc, tinh hoa của dân tộc. Chính vì vậy mà nghệ thuật đờn ca tài tử Nam bộ đã được UNESCO trao bằng vinh danh Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

Du khách thích thú với những làn điệu

Ngày nay, đờn ca tài tử không chỉ là món ăn tinh thần không thể thiếu của người dân, mà còn là một bộ môn nghệ thuật rất được du khách yêu thích khi tới vùng đất miền Tây trù phú. Du khách đi du lịch miền Tây đều mong muốn được một lần nghe câu ca cổ, điệu hoài lang… ngay tại cái nôi của nghệ thuật này. Theo dòng con nước nổi, chúng tôi mời các bạn về miền Tây sông nước nghe đờn ca tài tử!

Đờn ca tài tử Nam bộ thân tình, không câu nệ. Với cây đàn kìm, đàn cò, cây guitar phím lõm… bên mâm cơm thân tình hay những dịp lễ hội… bạn bè, chòm xóm lại cùng với nhau người đàn người hát tha thiết sâu sắc. Đờn ca tài tử cũng thể hiện tính phóng khoáng của người miền Tây, thế nên ở bất cứ đâu và bất cứ thời điểm nào, người dân cũng có thể ca thoải mái. Thế nên, đi du lịch miền Tây ở bất cứ địa danh nào, bạn cũng được nghe đờn ca tài tử.

Làn điệu đờn ca tài tử trong những ngôi nhà cổ

Du lịch miền Tây, đến với những ngôi nhà cổ ở Tiền Giang, Cần Thơ, An Giang… bạn như được sống lại những ngày xưa cũ. Trong những ngôi nhà in đậm dấu ấn thời gian, bạn có thể hòa mình vào cuộc sống của bà con, cùng tham gia nấu nướng, thăm thú ruộng đồng.

Làn điệu được biểu diễn, giới thiệu với du khách
Làn điệu được biểu diễn, giới thiệu với du khách

Rồi bên những mâm cơm dân dã hay cữ trà chiều, gia chủ sẽ kể cho bạn nghe gốc tích của những đồ vật trong nhà. Câu chuyện đẩy đưa, khách và chủ ngày càng gần gũi. Rồi trong cái tình ấy, chiếc đàn kìm, đàn bầu được lấy ra, đẩy đưa điệu xàng xê, câu vọng cổ mượt mà. Dù chỉ một lần được đắm chìm vào những câu ca ngọt ngào, sâu lắng trong những ngôi nhà cổ, chắc hẳn sẽ để lại trong lòng bạn những cảm xúc khó quên.

Làn điệu trên những dòng sông

Cuộc sống của người miền Tây gắn liền với sông nước mênh mông. Văn hóa sông nước chính là một trong những điều thu hút du khách đến với miền Tây. Thế nên không có lý gì mà làn điệu lại không tồn tại trên sông nước. Trên những chiếc thuyền nhỏ, đôi khi câu hát chỉ là câu hát suông, không đàn không nhạc, nhưng lại nghe ngọt ngào vô cùng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *