Tại Tây Nguyên, người đồng bào thường xuyên tổ chức lễ cúng bến nước. Đó chính là cách để họ cảm tạ thần linh vì giúp mưa thuận gió hòa. Đây là một trong những sự kiện lớn nhất của người dân Tây Nguyên. Lễ hội sẽ được diễn ra trong 3 ngày liên tục cùng nhiều nghi thức khác nhau. Nghi lễ được chia thành 3 phần cho mỗi ngày diễn ra sự kiện. Ngày thứ nhất sẽ là dọn dẹp, sửa bến nước. Ngày thứ 2 sẽ đóng cửa buôn làng và mở cửa lại vào ngày thứ 3. Chỉ những người trong buôn mới được tham gia nghi thức này. Họ cũng liên tục cúng kiếng liên tục trong 3 ngày, 3 đêm.
Mục Lục
Lễ cúng bến nước rất quan trọng của người Ê đê
Theo già làng Y Bang Byă: “Ngày lễ cúng bến nước là một truyền thống tốt đẹp của người dân tộc từ xưa tới nay. Hàng năm đều tổ chức mỗi năm một lần, thì đối với người dân rất phấn khởi và hồ hởi tham gia trong hoạt động này để bảo tồn những phong tục tốt đẹp của dân tộc mình. Trong một năm một lần bà con gặp mặt nhau, giao lưu về văn hóa, giao lưu về cuộc sống và sản xuất về nông nghiệp”.
Theo phong tục, khi muốn lập một buôn mới, chủ buôn, thường là người phụ nữ cùng những người anh em trai của mình, làm lễ xin tổ tiên ông bà và các vị thần linh của núi rừng để tìm bến nước mới. Người tìm ra bến nước được mọi người trong cộng đồng gọi là chủ bến nước.
Bà H’Rôl H’Đơk, chủ bến nước buôn Ky cho biết, ngày nay, tùy vào điều kiện kinh tế của chủ bến nước và người dân trong buôn, lễ cúng bến nước có thể được tổ chức hàng năm hoặc vài năm một lần. Riêng ở buôn Ky từ xưa đến giờ dòng họ H’Đơk chịu trách nhiệm tổ chức lễ cúng bến nước. Có thể là hàng năm hoặc 2 năm một lần, 3 năm một lần tùy theo điều kiện kinh tế của chủ bến nước. Ý nghĩa của việc tổ chức lễ cúng bến nước là cầu cho dân làng được khỏe mạnh, ấm no, hạnh phúc và tất cả những khâu sản xuất đều đạt được sản lượng cao trong các vụ mùa.
Lễ cúng bến nước được diễn ra liên tục 3 ngày, 3 đêm
Người Êđê thực hiện lễ cúng bến nước khi buôn làng có việc trọng đại như dời buôn, lập buôn mới. Ngoài ra, hàng năm cứ vào dịp đầu năm mới là lễ cúng bến nước được tiến hành. Người ta cúng bến nước cầu mong thần nước ban cho dòng nước trong lành, đồng thời vào dịp này, dân làng dọn bến nước rất sạch sẽ. Chủ bến nước là người đứng ra chủ trì công việc cúng bến nước. Lễ này được tiến hành trong ba ngày.\
Dọn dẹp, sửa bến nước vào ngày thứ nhất
Ngày thứ nhất, người ta dọn đường và sửa bến nước. Người tham gia được chia thành hai nhóm chính. Nhóm thứ nhất cùng thầy cúng làm lễ cúng ở khoảng giữa đường từ đầu buôn làng đến bến nước. Còn nhóm thứ hai thực hiện lễ cúng tại bến nước. Lễ vật dâng cúng gồm: 2 con heo (1 con heo đực đen cúng bến nước, 1 con heo cúng ông bà tổ tiên); 9 ché rượu được buộc vào các cây cột gơng thành một hàng dọc ở giữa gian khách của ngôi nhà dài. Thầy cúng cầm rượu đổ lên ống nước để cầu nước nguồn không bao giờ cạn.
Trong khi đó, một người đàn ông cầm khiên múa, anh ta tiến lên lùi xuống ba lần. Hành động này mang ý nghĩa đuổi thần xấu ra khỏi bến nước. Lễ cúng ở bến nước xong, dân làng cùng đến nhà chủ bến nước uống rượu.
Đóng cửa buôn làng vào ngày thứ 2
Ngày thứ hai, cấm buôn. Lễ vật gồm: 01 con gà trống trắng, 01 ché rượu cần, sợi chỉ bông, gạo. Nghi lễ được diễn ra tại cổng buôn. Hai bên cửa nhà chủ bến nước treo sợi chỉ bông, lông gà và vòng làm bằng tre. Đường vào buôn sẽ bị chắn ngang bằng cây có buộc các loại dây như sợi chỉ hồng, lông gà,… để báo cho khách ở xa biết là hôm nay trong buôn có việc, cấm người lạ vào buôn. Trường hợp người lạ đến muốn rời khỏi buôn làng thì phải để lại một cái gì đó làm tin. Hôm sau người đó trở lại lấy sẽ được dân làng trả lại.
Trong thời gian làm lễ cúng bến nước, tất cả các hoạt động như làm rẫy, săn bắt, hái lượm đều phải ngưng lại. Nếu ai vi phạm sẽ bị phạt theo lệ của buôn. Thầy cúng đọc lời cúng hòa với tiếng chiêng, cúng xong thầy cúng cầm cần rượu trao cho chủ bến nước (chủ nhà), bà con dân làng theo thứ tự nữ uống trước, nam uống sau. Sau đó thầy cúng phát gạo, sợi chỉ hồng cho các gia đình trong buôn về cúng tại nhà riêng của mình. Các thầy cúng có nhiệm vụ đến từng gia đình trong buôn làng để thực hành nghi lễ cúng.
Mở cửa buồn làng vào ngày thứ 3
Ngày thứ ba, mở cổng buôn. Đồ cúng gồm một con gà, một ché rượu. Lễ cúng này mang ý nghĩa đuổi thần xấu, cầu mong nguồn nước mạch trong lành cho dân làng sử dụng. Lễ cúng xong, các dấu hiệu ngăn cấm người qua lại được dỡ bỏ. Lễ cúng bến nước của người Êđê mang tính nghi lễ nhiều hơn tính hội. Tuy nhiên đây cũng là dịp mọi người quây quần ở nhà chủ bến nước để trò chuyện, ca hát, trao đổi tâm tình.
Bài viết cùng chủ đề: