Lễ hội đâm trâu từ lâu đã là một phần quan trọng trong văn hóa Tây Nguyên. Đây là một phần cực kỳ thiêng liêng đối với người Ê đê, Ba Na và Gia Rai. Tuy nhiên, cách thực hiện nghi lễ lại có phần bạo lực quá mức. Chính vì thế, nhiều người cho rằng chúng ta nên loại bỏ nghi lễ này. Và con người vùng Tây Nguyên đã lắng nghe, thay đổi. Họ đã sửa đổi lại đôi chút về nghi lễ thiêng liêng này. Thế nhưng vẫn giữ được nét văn hóa độc nhất. Bởi đó chính là cách để họ cầu mong bình an, mua màn tươi tốt, gia đình ấm no, hạnh phúc. Chi tiết về nét truyền thống này sẽ được đề cập ngay bên dưới đây.
Mục Lục
Lễ hội đâm trâu thường diễn ra vào 2 – 3 âm lịch
Khoảng tháng 2 – 3 âm lịch, đồng bào dân tộc Tây Nguyên như Ê đê, Ba Na, Gia Rai tưng bừng mở hội đâm trâu, cầu mong cho một mùa rẫy mới ấm no, hạnh phúc. Đây là một việc làm thiêng liêng, được cả buôn làng tổ chức trang trọng.
Lễ hội đâm trâu từ lâu đã trở thành một trong những lễ hội đặc sắc, thể hiện lòng tôn kính của người dân với giàng, tạ ơn giàng đã phù hộ cho dân làng có được vụ mùa bội thu và cầu mong những điều tốt đẹp sẽ đến trong năm mới của người dân tộc thiểu số Tây Nguyên. Tiếng cồng chiêng vang vọng, náo nức và vũ điệu uyển chuyển của những cô sơn nữ sẽ khiến du khách như bị cuốn hút vào một không gian thấm đẫm huyền thoại.
Nghi thức cúng tế trâu cho thần linh
Nghi thức đâm trâu hiến tế cho thần linh được tổ chức trước sân nhà rông họặc nơi hội họp của làng. Cây nêu dựng trước sân là biểu tượng chính của lễ hội, cây nêu làm bằng tre được trang chí những hoa văn truyền thống, những hình tượng chim thú biểu trưng của đồng bào dân tộc. Một số thanh niên mang dây thừng bện bằng vỏ cây thật chắc, lên rẫy tìm bắt trâu mang về buộc vào gốc cây nêu. Già làng làm chủ lễ, cúng hồn lúa cùng giàng, hát bài khóc trâu thật thống thiết… Buỗi lễ diễn ra long trọng trong tiếng cồng chiêng sôi động, tiếng kèn, tiếng hò reo.
Dân làng cử ra một tràng trai khỏe mạnh để đâm trâu, già làng trao cho chàng trai một cây lao đầu bịt sắt nhọn, người này nhảy múa quanh con trâu trong tiếng reo hò phấn khích của dân làng, tiếng cồng chiêng thúc giục, hai thanh niên khác chặt vào khuỷu chân trâu lấy máu bôi vào cây nêu và kèn Glet. Sau đó là lễ cúng hồn lúa, một sợi dây tượng trưng cho đường đi được buộc từ kho lúa đến đầu trâu, già làng lấy máu trâu hòa vào ché rượu rồi đổ vào các bình nước, sau đó lấy nước này tưới lên kho lúa để tắm mát cho hồn lúa. Làm xong nghi lễ, mọi người cùng hát múa, ăn mừng, uống rượu cần. Thịt trâu được chia cho dân làng mang về để thể hiện sự đoàn kết của cộng đồng.
Lễ hội đâm trâu ở Kontum là đặc sắc nhất
Ở Kontum, dân tộc Brâu vẫn còn bảo tồn văn hóa truyền thống là thực hiện lễ hội đâm trâu. Dân tộc này sinh sống tại Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum; là một trong 3 dân tộc ít người nhất trong 54 dân tộc anh em của Việt Nam với khoảng 300 người. Họ rất xem trọng đời sống tâm linh. Cụ thể là Giàng bởi họ quanh năm sinh sống bằng nghề phát nương làm rẫy. Con trâu là của cải quý giá nhất gắn liền với đời sống của họ. Cũng chính là tấm lòng họ muốn dâng lên thần linh để cầu xin cho dân làng. Giúp tránh khỏi các tai ương về mùa màng thất bát, rủi ro về dịch bệnh. Cầu mong một mùa lúa mang lại ấm no, đầy đủ. Và dân tộc sẽ phát triển đông đúc hơn.
Cây nêu của người dân Brâu cũng rất đặc biệt, nó được dụng trước nhà rông. Cây nêu ở đây còn được gọi là cây soóc roóc, có chiều cao hơn 1 mét. Họ thường chẻ đầu ngọn cây ra và đan thành một chiếc hom giỏ đặt nằm ngửa lên trời. Trong hom giỏ được chứa một ống gạo, 1 con gà trống, 1 con lợn và mấy ống nước. Riêng phần chân cây nêu không có một con trâu đực được buộc chặt bằng cây mây rừng. Cồng chiêng của dân làng thường có 3 loại chính là chiêng coong, chiêng thu và chiêng man, các công cụ âm nhạc này rất quý giá vì được đúc bằng đồng có pha hợp kim.
- Đờn ca tài tử nét đẹp văn hóa của người miền Tây Nam Bộ
- Bật mí những phong tục Tết miền Tây ngày nay cho bạn đọc khám phá
- Công an tỉnh Kiên Giang triệt phá nhiều tụ điểm đánh bạc tết Nhâm Dần
- Tất tần tật những điều cần nắm vững trong chuyến dã ngoại
- Những điểm đến hấp dẫn giúp bạn tận hưởng trọn vẹn vẻ đẹp xứ Huế
Bài viết cùng chủ đề: