Bệnh gout được xem là một dạng viêm khớp do nồng độ acid uric trong máu tăng cao, có liên quan mật thiết đến chế độ ăn uống hằng ngày của người bệnh. Lúc này, điều chỉnh chế độ ăn khoa học, hợp lý chính là giải pháp cần thiết nên được thực hiện. Tùy tình trạng bệnh của mỗi người (có thể là cấp tính hay mãn tính) mà sẽ xây dựng một thực đơn khác nhau. Khi chế độ ăn của người bệnh gout được thực hiện đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ thì bệnh sẽ tiến triển chậm hơn, lượng acid uric theo đó cũng giảm theo, những cơn đau càng dịu dần hơn. Sau đây là thông tin về những loại thực phẩm nên có trong bữa ăn của bệnh nhân gout.
Mục Lục
Giai đoạn phát triển của bệnh gout
Người mắc bệnh gout phải đối mặt với nguy cơ hình thành các cục u tophi ở khớp. Tophi là tập hợp các tinh thể monohydrate natri urat được lắng đọng tại các khớp của người mắc bệnh gút. Bệnh gút trải qua 03 giai đoạn phát triển như sau: giai đoạn không triệu chứng; giai đoạn gút khởi phát và giai đoạn gút mạn tính. Trong đó, giai đoạn đầu là thời gian khó nhận biết sự xuất hiện của bệnh gút bằng mắt thường, bệnh nhân không bị đau nhức. Đến giai đoạn thứ 2, bệnh nhân đối mặt với các đợt viêm gút cấp tính, gây đau nhức rõ rệt. Sang giai đoạn cuối cùng, bệnh nhân đã bước vào giai đoạn viêm nhức tột độ. Lúc này các cục u tophi (hay hạt tophi) bắt đầu xuất hiện.
Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra sự hình thành các cục u tophi ở vị trí khác nhau. Chúng sẽ gây biến chứng khác nhau đối với cơ thể. Do đó, có thể kết luận rằng cục u tophi chính là nguyên nhân chính dẫn đến các biến chứng của bệnh gút. Người mắc bệnh gout cần chủ động thay đổi chế độ dinh dưỡng để làm chậm diễn tiến bệnh; hạn chế nguy cơ mắc các biến chứng vô cùng nguy hiểm. Cụ thể như: tàn phế các khớp, thận bị suy yếu, đột quỵ và tai biến. Để bảo vệ sức khỏe người bệnh được hiệu quả hơn, bữa ăn hằng ngày cần được bổ sung một số thực phẩm tốt cho người bệnh gout.
Thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn của người bệnh gout
Người bị gout cần phải hạn chế ăn các thực phẩm giàu đạm như thịt bò, thịt lợn. Bởi chúng làm tăng lượng acid uric trong máu. Thay vào đó, nên thay đổi thực đơn với rau củ; kết hợp sử dụng viên uống để kiểm soát bệnh hiệu quả hơn. Sau đây là những thực phẩm mà người bị gout. Nên bổ sung vào thực đơn hàng ngày của mình để vừa đảm bảo sức khỏe, vừa kiểm soát tốt hàm lượng acid uric trong máu.
Sữa ít béo
Nhóm thực phẩm từ sữa ít béo bao gồm sữa tách béo, sữa chua… Những thực phẩm này đã được chứng minh giúp tăng cường quá trình đào thải acid uric qua nước tiểu. Từ đó làm giảm hàm lượng acid uric trong cơ thể.
Protein động vật
Người bị gout cần thận trọng với protein từ động vật như thịt heo, bò. Bởi chúng làm tăng acid uric. Nên thay bằng trứng (4 quả/tuần), protein thực vật (các loại đậu) để đảm bảo sức khỏe tốt nhất.
Thực phẩm giàu tinh bột
Chế độ ăn của người bệnh gút không thể thiếu tinh bột. Đây là thực phẩm chiếm 65 – 70% tổng giá trị dinh dưỡng trong chế độ ăn của người bệnh gout. Các thực phẩm chứa nhiều tinh bột như cơm, khoai, sắn, bún…hầu hết các thực phẩm này có hàm lượng purin thấp nên rất an toàn cho cơ thể.
Quả anh đào và sơ-ri
Anh đào vốn là loại quả không trồng được ở những vùng khí hậu nóng như Việt Nam. Tuy nhiên vẫn có thể thay thế bằng sơ-ri, một loại quả phổ biến hơn. Anh đào và sơ-ri đều chứa hàm lượng vitamin C rất cao. Theo kết quả nghiên cứu của nhóm các nhà khoa học thuộc Trường đại học British Columbia (Canada) vừa công bố. Vitamin C rất hiệu quả trong việc làm giảm lượng acid uric trong máu.
Các loại rau củ
Mỗi ngày, chúng ta cần khoảng 300 – 400g rau củ được kết hợp ít nhất bốn đến năm loại rau khác nhau trong ngày. Các nghiên cứu đã chỉ ra và gợi ý chế độ ăn như vậy sẽ giúp bảo vệ bạn tránh khỏi bệnh gút, béo phì và một số bệnh về tim mạch. Bởi vì chúng có chứa hàm lượng dinh dưỡng thiên nhiên và nhiều vitamin tốt cho cơ thể. Đặc biệt, hàm lượng purin rất thấp nên bạn có thể sử dụng thoải mái mà không lo ngại các vấn đề phát triển của bệnh. Rau chân vịt và súp lơ xanh là 2 loại rau được khuyến khích nhiều nhất cho người bị gout. Bởi chúng làm giảm lượng acid uric trong máu.
Cà phê (4 tách mỗi ngày)
Không nhiều người biết rằng cà phê có thể giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh gout ở cả nam và nữ. Một nghiên cứu trên 45.869 đàn ông hơn 40 tuổi không có tiền sử bị gout cho thấy; 1 người uống 4 tách cà phê mỗi ngày sẽ làm giảm 40% nguy cơ mắc bệnh so với người không uống. Ngoài ra, một nghiên cứu khác trên 14.000 đàn ông và phụ nữ từ 20 tuổi trở lên cũng kết luận uống cà phê thường xuyên giúp giảm acid uric trong máu. Tuy nhiên không nên hấp thụ quá 400 mg caffeine một ngày.
Xây dựng chế độ ăn uống cho người bị bệnh gút kết hợp với các thuốc điều trị bệnh hàng ngày. Đây là cách tốt nhất để bạn không phải lo lắng về cơn đau gút. Ăn uống luôn có một vai trò quan trọng trong điều trị; góp phần làm bệnh gout và các bệnh kèm theo dễ kiểm soát hơn, giảm bớt liều thuốc phải dùng. Tùy vào thể trạng sức khỏe, tình trạng bệnh và thói quen sở thích trong ăn uống mà người bệnh đưa ra những món ăn hợp lý tốt cho cơ thể của mình. Hi vọng những thông tin trên đã giúp bạn đọc biết được những thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn của người bệnh gout. Hãy chủ động thay đổi chế độ dinh dưỡng để bảo vệ sức khỏe của mình nhé!
Bài viết cùng chủ đề: