Lễ hội đền Bạch Mã tại huyện Chương Mỹ là một sự kiện văn hóa đặc sắc nhất của Nghệ An. Tuy nhiên, phần đặc biệt nhất chính là trò chơi vật cù. Đây là trò chơi dân gian đã tồn tại khá lâu đời nhưng ít ai biết đến. Vào ngày tổ chức, làng sẽ chọn ra những chàng trai lực lưỡng nhất để tham gia. Mỗi đội sẽ có 6 người chơi, cùng nhau tranh quả cù. Để ghi điểm, người chơi phải đặt được quả cu vào hố. Trò chơi này khá giống với môn bắn bi mà ngày nhỏ chúng ta thường chơi. Tuy nhiên, vật cù lại cần sức mạnh, sự dẻo dai, khéo léo hơn rất nhiều.
Mục Lục
Vật cù là trò chơi giúp nhũng chàng trai thế hiện bản thân

Vật cù là trò chơi truyền thống trong các lễ hội dân gian. Tại lễ hội đền Bạch Mã, huyện Thanh Chương (Nghệ An) năm nay, trò chơi vật cù diễn ra rất sôi động, thu hút đông đảo người xem và kịch tính đến bất ngờ.
Lễ hội đền Bạch Mã tổ chức vào ngày 9 và 10 tháng Giêng tức ngày 25-26/3 tại xã Võ Liệt, huyện Thanh Chương. Lễ hội này đã thu hút hàng vạn người về dự. Về với lễ hội đền Bạch Mã người dân còn được thưởng thức hội vật cù, một trò chơi dân gian độc đáo của người dân Võ Liệt.
Theo sử cũ chép lại thì trò vật cù xuất hiện từ khoảng thế kỷ 15, bắt nguồn từ việc tuyển chọn trai tráng khỏe mạnh, nhanh nhẹn để bổ sung vào đội quân của tướng quân Phan Đà đuổi đánh quân xâm lược nhà Minh. Các chàng trai tham gia tuyển quân được chia đội, giành nhau một quả cù, nếu bỏ lọt vào lỗ của đội kia sẽ giành phần thắng
Con cù rất to và nặng là múc tiêu chính của trò chơi
Con cù được làm từ những gốc chuối, tốt nhất là gốc chuối hột loại lớn, đào lên lấy củ. Cù được gọt thành hình tròn có đường kính 30cm, trọng lượng 5 – 7kg rồi luộc qua nước sôi, vớt ra phơi nắng và có màu sẫm và rất dẻo, không bị nứt vỡ khi chơi.
Sân chơi cù là những khoảng đất bồi bên bờ sông, chiều dài độ 50m, ngang độ 25-30m. Có ba hình thức chơi cù: cù gôn, cù đẩy và cù nước. Cả ba lối chơi này đều có chung hình thức tính điểm và bố trí giống nhau, ở hai đầu sân của mỗi bên là hai chiếc sọt đan bằng nan tre, nứa cao 1,5m, đường kính 50cm, hay đào một hố sâu rộng 50 x 50cm. Bên nào giành và đưa được cù vào sọt (hay vào hố) của đối phương được một điểm.
Cách dân làng tuyển chọn những lực sĩ

Tuy vật cù mang tính hội lễ, nhưng như mục đích ban đầu theo yêu cầu tuyển chọn lực sỹ; và những người nhanh nhẹn khoẻ mạnh. Thế nên các làng xã vẫn thường chọn và cử một số trai tráng đại diện của làng, xã mình để đua tài. Người tham gia hội vật cù đều cởi trần đóng khố, chít một giải vải trên đầu.
Để phân biệt người mỗi bên, thường quy định màu sắc của khố hay giải vải. Một trận vật cù giữa hai đội, đều có một người cầm. Đây là người có kinh nghiệm, trung thực và một tổ giám sát từ 4 đến 5 người. Phần lớn là các bậc cao niên có uy tín được cả hai bên tín nhiệm cử ra. Mọi quyết định về điểm, thời gian thi đấu đều do những người này quyết định. Tất cả mọi người từ các tuyển thủ đến người xem đều rất tôn trọng chấp hành mọi quyết định của họ.
Kết thúc cuộc chơi, đội nào có lần đưa cù vào đích của đối phương nhiều hơn là đội thắng. Theo quan niệm dân gian, năm nào đội cù của làng xã nào giành giải – mà giải chỉ mang tính tượng trưng danh dự; thì năm đó làng xã đó hẳn sẽ được mùa lúa, ngô, chăn nuôi phát triển, trẻ già đều khoẻ mạnh. Bởi vậy nên ở hội vật cù đầu xuân người các làng xã đến xem và cổ vũ rất đông. Bao quanh sân cù chật kín người với cờ quạt.
Vật cù xuất hiện từ thế kỷ 15

Theo sử cũ chép lại thì trò vật cù xuất hiện từ khoảng thế kỷ 15; bắt nguồn từ việc tuyển chọn trai tráng khỏe mạnh, nhanh nhẹn. Để bổ sung vào đội quân của tướng quân Phan Đà đuổi đánh quân xâm lược nhà Minh.
Ngày xưa, người Thanh Chương thường vật cù trên bãi cát ven sông Lam, có cù nước và cù cạn, nay chỉ còn chơi cù cạn. Vật cù, đòi hỏi phải có sức khỏe, sự nhanh nhẹn và một chút tinh thông mưu mẹo. Có ba hình thức chơi cù: cù gôn, cù đẩy và cù nước. Cả ba lối chơi này đều có chung hình thức tính điểm và bố trí giống nhau, ở hai đầu sân của mỗi bên là hai chiếc sọt đan bằng nan tre, nứa cao 1,5m, đường kính 50cm, hay đào một hố sâu rộng 50 x 50cm.
Bên nào giành và đưa được cù vào sọt (hay vào hố) của đối phương được một điểm. Đông đảo người dân đến xem vật cù. Đây cũng là phần trò chơi thu hút nhiều du khách nhất và không thể thiếu trong lễ hội đền Bạch Mã.
Bài viết cùng chủ đề: