Tỉnh Sóc Trăng – một trong những tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long. Sóc Trăng là nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa, qua đó tạo nên tính đa dạng văn hóa. Đến với Sóc Trăng du khách sẽ được trải nghiệm những hoạt động vô cùng thú vị. Nơi đây được biết đến với rất nhiều ngôi chùa nổi tiếng ở nước ta. Các làng nghề truyền thống chính là một nét văn hóa đặc sắc ở đây. Các làng nghề truyền thống giúp cho khách du lịch hiểu thêm về con người, văn hóa tỉnh Sóc Trăng. Các làng nghề này đều đã tồn tại qua nhiều thế hệ khác nhau. Hãy cùng chúng tôi khám phá những làng nghề truyền thống vô cực độc đáo ở Sóc Trăng.
Mục Lục
Làng nghề truyền thống – nét đẹp văn hóa Sóc Trăng
Mỗi một làng nghề truyền thống đều thể hiện những nét đẹp văn hóa riêng. Chính điều này đã tạo nên sức hút đối và nét riêng ở Sóc Trăng. Hiện nay các làng nghề truyền thống vẫn đang được duy trì và phát triển qua từng thế hệ. Khi đã ghé qua các làng nghề bạn sẽ cảm thấy bất ngờ về con người ở đây. Mọi người đều bình dị, hiếu khách và sẵn sàng giúp đỡ, đưa bạn đi khám phá nền văn hóa ở Sóc Trăng.
Sóc Trăng là tỉnh thành có nền văn hóa giao thoa giữa ba dân tộc vô cùng độc đáo, nổi tiếng với những ngôi chùa cổ tâm linh, và những lễ hội đặc sắc và có những làng nghề truyền thống được người dân giữ gìn và phát triển đến tận ngày hôm nay. Nếu các bạn có dịp thì hãy ghé thăm 3 làng nghề truyền thống Sóc Trăng dưới đây để trải nghiệm và tìm hiểu thêm một nên văn hóa đa mà sắc này nhé.
Tổng hợp những làng nghề truyền thống ở Sóc Trăng
Khám phá làng nghề làm bánh pía
Đôi nét về món bánh pía
Món bánh này được xuất xứ từ Trung Quốc, trong những chuyến di cư của người dân, dần dần bánh pía đã trở thành món ăn đặc trưng của miền Tây Nam Bộ. Đặc điểm khác lạ của bánh là bên trên có nhiều lớp vỏ mỏng xếp chồng lên nhau. Nhân bánh có vị ngọt thanh và béo ngậy từ đậu xanh, sầu riêng.
Thưởng thức bánh đúng chuẩn là phải cắn từng miếng nhỏ uống cùng tách trà nóng. Vị bánh hòa quyện cùng hương trà sẽ tạo chi người dùng cảm giác ấn tượng đến khó quên. Ngày nay để đáp ứng nhu cầu sử dụng ngày càng cao của khách hàng mà bánh pía có thêm nhiều hương vị như: lá dứa, khoai môn, nhân thịt. đậu đen,…
Khám phá làng Vũng Thơm với món bánh pía
Làng Vũng Thơm là địa điểm sản xuất bánh nổi tiếng nhất Sóc Trăng. Hiện nay có khoảng 50 lò bánh lớn nhỏ hàng ngày đều rực lửa. Mỗi lò sẽ mang một hương vị riêng do mỗi gia đình đều có bí quyết gia truyền. Nhưng nhìn chung thì vẫn đáp ứng được hương vị cơ bản của bánh.
Điều đặc biệt của làng nghề này là tất cả sản phẩm đều được làm bằng thủ công không sử dụng máy móc. Để làm ra một chiếc bánh, người thợ phải dùng cả lòng yêu nghề của mình nhào nặn bột, trộn từng miếng nhân, canh lửa, đến lúc thích hợp thì quét một lớp lòng đỏ trứng lên mặt bánh để khi ra lò bánh sẽ có màu vàng nhạt đẹp mắt.
Hàng năm, vào các ngày mùng 1, ngày rằm, và ngày 15/08 âm lịch thì các cơ sở sản xuất với số lượng lớn để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ lớn của khách hàng. Khi đến đây bạn sẽ tận mắt chứng kiến quy trình sản xuất ra một sản phẩm. Hiện nay, tại làng vũng Thơm có nhiều thương hiệu nổi tiếng vươn ra thế giới như: Công Lập Thành, Tân Hoa Viên, Tân Hưng,…
Khám phá làng nghề truyền thống giã cốm dẹp
Từ xa xưa, hoạt động giã cốm dẹp đã là làng nghề truyền thống ở Sóc Trăng, đặc biệt là ở những khu vực của người Khmer. Nơi nổi tiếng nhất ở Sóc Trăng sản xuất cốm dẹp là ở xã Phú Tân và không ai biết được nghề này bắt đầu khi khi nào và có nguồn gốc từ đâu.
Cốm dẹp được làm từ nếp non. Muốn cốm ngon thì thì phải lựa hạt nếp dài to. Cốm mới giã xong sẽ có độ dẹp, khi ăn bạn sẽ cảm nhận được độ giòn, hương thơm từ nếp mới tỏa lên thật tuyệt vời. Nếu muốn ăn ngon hơn thì người ta trộn với cơm dừa nạo, đậu phộng, đường và ít nước dừa. sau đó trộn tất cả và cho nghỉ 30 phút là dùng được. Hương vị của món này gây thương nhớ vì có béo béo của nước cốt dừa, dẻo dẻo, bùi bùi của cốm. Thời gian sản xuất cốm dẹp nhiều nhất vào ngày 15/10 âm lịch, thời điểm này tại Sóc Trăng có tổ chức lễ hội Ok Om Bok. Hiện nay, nhiều cơ sở đã đầu tư nhiều máy móc để nâng cao công suất và chất lượng của sản phẩm.
Tìm hiểu về làng nghề truyền thống đan lát Phước Quới
Làng nghề đan lát này đã xuất hiện rất lâu. Làng hiện tại có hơn 126 hộ vẫn đang gìn giữ và phát triển nghề. Hình ảnh từ người già đến trẻ, gái trai, ai cũng thoăn thoắt đôi tay. Họ tất bật với công việc đan những sản phẩm rỗ, thúng. Bên cạnh cùng nhiều mặt hàng mỹ nghệ khác. Trẻ con nơi đây cũng rất chăm chỉ chẻ tre phụ giúp người lớn. Bà con cho biết, họ rất tự hào và rất yêu nghề đan lát này. Nhờ nghề truyền thống mà họ có cuộc sống ấm no và đầy đủ hơn.
Các sản phẩm có nguyên liệu chủ yếu là trúc, tre,.. Qua những bàn tay khéo léo, tỉ mỉ tận tâm với nghề mà từ những nguyên liệu đơn giản đó. Họ đã tạo nên những sản phẩm có hồn để bán cho du khách. Khi đến nơi đây, các bạn có thể mua khay đựng trầu, chiếc rổ xinh xắn hay những chiếc ghe nhỏ tặng bạn bè và người thân sau chuyến du lịch.
Việt Nam đang trong thời gian phát triển, hội nhập với thế giới. Nhưng không vì thế mà giá trị văn hóa bị lãng quên. Các làng nghề truyền thống vẫn được bảo tồn và gìn giữ. Đến với Sóc Trăng là đến với nền văn hóa vùng miền Tây đầy màu sắc và thú vị, hãy ghé thăm những làng nghề truyền thống nơi này sẽ mang đến cho bạn nhiều trải nghiệm thú vị .
- Hướng dẫn 2 cách nấu canh cá không bị tanh, chuẩn cơm mẹ nấu
- Món gà đốt lá chúc, đặc sản An Giang níu kéo bao khách thập phương
- Bữa cơm dành cho 6 người hấp dẫn – bữa cơm nhà đãi khách
- Khám phá vẻ đẹp mộc mạc và thanh bình của chốn làng quê Đồng Tháp
- Nếu bạn đang mắc phải chứng mất ngủ, đừng bỏ qua những thực phẩm sau
Bài viết cùng chủ đề: