Hướng dẫn cách làm bánh gai Chiêm Hóa vô cùng chuẩn vị

Món bánh gai là món quà rất quen thuộc của nhiều người dân Việt Nam. Không chỉ phổ biến ở Tuyên Quang, mà còn rất phổ biến ở nhiều vùng quê khắp các tỉnh thành của nước ta. Tuy nhiên, bánh gai Chiêm Hóa lại có một hương vị mới lạ, độc đáo riêng mà bất cứ ai khi đã được thưởng thức rồi cũng sẽ cảm thấy rất khó quên.

Bánh gai Chiêm Hóa là loại bánh đặc trưng của đồng bào dân tộc Tày thuộc tỉnh Tuyên Quang, được làm vào mỗi dịp rằm tháng 7 để thờ cúng tổ tiên. Món ăn này được làm từ lá của cây lá gai. Nếu ai đã từng được thưởng thức loại bánh này chắc không thể quên được hương vị đặc trưng của bánh gai Chiêm Hóa. Chúng ta cùng tìm hiểu học cách làm bánh gai Chiêm Hóa Tuyên Quang ngay hôm nay nhé.

Tìm hiểu về bánh gai Chiêm Hóa

Bánh gai vô cùng phổ biến

Bánh gai Chiêm Hóa là một loại bánh đặc trưng của người dân tộc Tày, từ lâu loại bánh này đã trở thành đặc sản, một thương hiệu nổi tiếng nhất không chỉ riêng đất Thành Tuyên mà còn cả trong và ngoài nước. Bánh gai thường được làm vào mỗi dịp Rằm tháng 7 Âm Lịch ( dịp lễ Vu Lan) người dân nơi đây thường làm nghề bánh để cúng tổ tiên. Hiện nay thì bánh gai được người dân làm thường xuyên để phục vụ khách di lịch làm quà khi ghé thăm Chiêm Hóa.

Tìm hiểu về bánh gai Chiêm Hóa
Tìm hiểu về bánh gai Chiêm Hóa

Nghề làm bánh gai của huyện Chiêm Hóa hình thành vào năm 1940 ở thị trấn Vĩnh Lộc. Lúc bấy giờ thì chỉ có 2 hộ gia đình biết làm bánh gai là cụ Lương Thị Thanh và cụ Vương Thị Châm, sống tại tổ nhân dân A2. Khi các cụ mất, đã truyền lại nghề cho con cháu, lâu dần thì nhiều hộ trong thị trấn học theo và lưu giữ cho đến ngày hôm nay. Hiện nay trên địa bàn thị trấn Vĩnh Lộc, huyện Chiêm Hóa có khoảng 12 hộ chuyên làm bánh gai để phục vụ cho du khách.

Bánh gai Chiêm Hóa Tuyên Quang – đặc sản ẩm thực

Bánh gai Chiêm Hóa Tuyên Quang là một đặc sản ẩm thực, du lịch độc đáo, nằm trong Top 50 món ăn đặc sắc nổi tiếng Việt Nam do Tổ chức Kỷ lục Việt Nam công nhận. Loại bánh này được làm từ lá gai, gạo nếp, đỗ xanh, dừa tươi, dầu chuối, mỡ lợn,…Những người phụ nữ ở đây không ai là không biết làm bánh gai, bánh gai được làm càng đen càng tròn còn thể hiện được sự khéo léo của mình

Hướng dẫn cách làm bánh gai Chiêm Hóa

Nguyên liệu để làm món bánh gai

– Gạo nếp

– Lá gai

– Đậu xanh

– mỡ lợn

– Đường

– Dừa, vừng

– Lá chuối khô, lạt buộc

Các nguyên liệu cần chuẩn bị cho món bánh gai cần phải chọn thật kỹ lưỡng từng nguyên liệu, đảm bảo ngon sạch thì chất lượng của bánh với ngon. Mọi người thường sử dụng lá gai tươi để làm bánh, nhưng lá gai chỉ có theo mùa, nên việc thu hoạch nguyên liệu để làm bánh gai cũng rất hiếm. Mọi người dần chuyển sang lựa chọn sử dụng bột lá gai nguyên chất thay thế cho lá gai tươi để dễ dàng mang đi và vận chuyển hơn. Với cách dùng đơn giản là hòa bột lá gai với nước lạnh, khuấy đều cho lên bếp đun đến khi chuyển sang màu đen nhão

Hướng dẫn cách làm bánh gai

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Lá gai được thu hoạch về, lựa chọn cẩn thận, phơi khô. Sau đó được đun lên để loại bỏ xơ, nấu nhừ với đường. Gạo nếp được xay mịn, gạo phải chọn là gạo nếp cái hoa vàng hoặc là gạo nếp dẻo thơm. Hiện nay mọi người chọn bột gao nếp có sẵn để không tốn công chế biến.

Hướng dẫn cách làm bánh gai
Hướng dẫn cách làm bánh gai

Đậu xanh sau khi ngâm trước qua với nước, sau đó hấp chín, giã nhuyễn. Thịt mỡ sơ chế sạch, luộc chín, cắt thành miếng nhỏ ướp cùng đường cho giòn. Trộn đậu xanh giã nhuyễn, thịt mỡ, đường, cùi dừa trộn đều. Viên thành những viên nhân vừa đủ.

Trộn bột gạo nếp cùng đường mía và lá gai đã qua sơ chế, nhào thật kỹ. Cho vào cối giã đến khi thành một khối bột dẻo mịn. Chia vỏ bánh thành những phần bằng nhau. Nhấn dẹt cho nhân vào giữa và vo tròn lại. Rắc thêm một chút vừng rang cho thơm. Lá chuối được phơi khô để sạch, quyệt một lớp dầu ăn lên lớp bên trong lá chuối không bị dính. Rồi đặt bánh vào giữa gói lại, hơi nhấn bánh cho dẹp xuống và buộc dây lạt cho chắc.

Bước 2: Hấp bánh

Bánh sau khi được gói xong, hấp khoảng 2 giờ, bánh chín vớt ra. Để nguội rồi gói bánh và cất. Bánh gai Chiêm Hóa có điểm đặc biệt là gói 2 chiếc bánh với nhau tạo thành 1 cặp. Để bánh nguội là có thể thưởng thức được, bánh có thể để được 3-4 ngày trong nhiệt độ thường. Ở nhiệt độ lạnh như tủ lạnh thì thì có thể để được 7-9 hôm. Bánh gai chín sẽ có màu đen, vị ngọt thanh của lá gai và đường phèn. Kết hợp với vị bùi ngậy của đỗ xanh và thịt mỡ. Tất cả tạo nên hương vị đặc trung không thể nào lẫn với các loại bánh gai khác

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *