Những sai lầm trong sử dụng gia vị, hữu ích lắm nha!

Cách nêm nếm gia vị của mỗi người đều có sự khác nhau ít nhiều. Tuy nhiên, trong nấu nướng, có một số nguyên tắc sử dụng gia vị mà bạn cần phải lưu ý để tránh làm mất mùi vị của món ăn cũng như không làm sinh ra các chất độc hại cho sức khỏe. Dưới đây là một số những quy tắc khi sử dụng bảy loại gia vị thường dùng trong nhà bếp. Hy vọng các bạn sẽ ghi nhớ những lưu ý này trong quá trình nấu nướng để tạo ra những món ăn ngon miệng, đẹp mắt và an toàn dành cho cả gia đình thân yêu của mình.

Dùng nước mắm để nấu các món hầm

Dùng nước mắm để nấu các món hầm
Dùng nước mắm để nấu các món hầm

Nước mắm có vị ngọt của các các axit amin được tạo ra trong quá trình phân hủy nguyên liệu làm nước mắm. Tuy nhiên, nếu nấu hoặc ninh kỹ quá có thể làm mất đi các axit amin và hương vị thơm ngon, chất đạm có trong nước mắm cũng không còn được nhiều. Chính vì vậy, chỉ nên dùng nước mắm ở những món ăn có thời gian nấu ngắn.

Ướp hạt tiêu vào thực phẩm trước khi nấu

Nhiều bà nội trợ thường có thói quen ướp hạt tiêu vào thực phẩm trước khi nấu để tạo mùi thơm cho món ăn. Tuy nhiên, hạt tiêu nấu ở nhiệt độ cao sẽ nhanh chóng mất mùi thơm đặc trưng. Và thậm chí có thể sinh ra chất gây ung thư. Chính vì vậy, chỉ nên rắc hạt tiêu lên thức ăn đã được nấu chín.

Sử dụng gia vị mì chính vào đồ ăn khi đang nấu

Đây là một trong những thói quen của nhiều bà nội trợ. Tuy nhiên, đây là một thói quen sai lầm vì khi đun ở nhiệt độ cao, mì chính mất tác dụng điều vị. Chất pyroglutamate hay natri được sản sinh ra sẽ làm mất đi hương vị vốn có của món ăn. Chỉ nên nêm nếm mì chính ở nhiệt độ từ 70 cho đến 90 độ C và nên tắt bếp rồi mới sử dụng gia vị mì chính vào.  Hoặc có thể hòa tan mì chính với nước ấm trước khi trộn vào thức ăn nguội

Cho quế và hồi vào dầu ăn đang sôi

Cho quế và hồi vào dầu ăn đang sôi
Cho quế và hồi vào dầu ăn đang sôi

Cho quế, hồi vào dầu ăn đang sôi có thể sẽ gây cháy và khiến cho món ăn có mùi hăng, vị đắng. Vì vậy, nếu muốn cho quế ở dạng cây vào món ăn; các bà nội trợ nên cho chúng vào khi ướp nguyên liệu và lúc nấu. Để tận dụng hết hương thơm. Còn đối với quế ở dạng bột, mọi người nên hòa với một ít nước.

Dùng mù tạt để ướp thực phẩm

Mù tạt có tác dụng khử mùi tanh của hải sản và kích thích vị giác. Tuy nhiên không nên dùng mù tạt để ướp thực phẩm hoặc làm sốt cho các món trộn vì trong mù tạt có chứa chất enzyme tạo mùi, đây là chất dễ bị phân hủy ở nhiệt độ cao, từ đó sinh ra các chất gây ung thư.

Thêm muối vào nồi rau luộc đang sôi

Rất nhiều chị em truyền tai nhau bí quyết để luộc rau được xanh hơn. Đó là cho muối/bột canh lúc rau đang sôi. Tuy nhiên muối là chất có thể làm vỡ các tinh thể nước trong rau khi đang nấu. Làm nước bốc hơi nhanh khiến rau chuyển màu thâm xỉn chỉ trong thời gian ngắn. Tốt nhất, bạn nên cho muối vào khi rau đã chín.

Dùng đường tinh luyện để nấu ăn và ướp các món nướng

Theo khuyến cáo Tổ chức Y tế thế giới, người lớn chỉ nên sử dụng 25 – 50g đường tự do mỗi ngày. Còn trẻ em thì dưới 12 – 25g. Nên sử dụng đường cát, đường nâu, mật ong… để nêm nếm thay cho đường tinh luyện. Bởi 100g đường tinh luyện tương đương với 397 Kcal nạp vào trong cơ thể. Tuy nhiên với trọng lượng đó ở đường cát/đường nâu thì chỉ tạo ra 383 Kcal, mật ong là 327 Kcal.

Nếu đun ở nhiệt độ quá cao đường dễ bị caramen hóa làm thực phẩm có màu đen, bị đắng hoặc không giữ được hương vị ban đầu, thậm chí là nếu đường bị cháy trong quá trình nướng sẽ không tốt cho sức khỏe.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *