Hầu đồng: Văn hóa đẹp nhưng có thể bị biến tướng

Hầu đồng là một phần trong văn hóa thờ thánh Mẫu của người xưa. Và nét văn hóa độc đáo này vẫn được gìn giữ cho đến tận ngày nay. Tuy nhiên, văn hóa này đang bị lạm dụng và có phần biến tướng. Một số cá nhân đã lợi dụng và biến việc hầu đồng trở thành công cụ kiếm tiền, lừa gạt. Nếu bỏ qua những điều này thì đây vẫn là một nét văn hóa đẹp, có một không hai. Những bài ca, điều này phải nói là độc nhất vô nhị. Ngoài ra, người được chọn để thực hiện nghi thức cũng phải vô cùng đặc biệt. Không phải ai muốn được đứng ra làm các bà đồng cũng được đâu nhé!

Tổng quan về hầu đồng

Hầu Đồng là một phần của tập tục thờ Thánh Mẫu
Hầu Đồng là một phần của tập tục thờ Thánh Mẫu

Khi nhắc đến những nét văn hóa đặc sắc và tạo được sự khác biệt cho văn hóa Việt Nam; thì mọi người sẽ ngay lập tức nghĩ đến những tín ngưỡng tôn giáo phổ biến. Điển hình như đạo Thiên Chúa giáo, Phật giáo. Nhưng bên cạnh đó còn có một tôn giáo độc đáo khác tên là đạo Mẫu. Mang một nét đặc trưng rất riêng biệt được thể hiện thông qua các lễ hội và những nghi lễ. Cùng nhiều sắc thái khác nhau để phân biệt với tín ngưỡng và tôn giáo khác. Một trong những nghi lễ thuộc tôn giáo đạo Mẫu mang những hình thức tín ngưỡng dân gian phổ biến nhất đó chính lễ nghi lễ hầu đồng. Dưới đây là một số nét tiêu biểu của văn hóa hầu đồng mà bạn có thể tìm hiểu nhé.

Hầu đồng có thể xem là một nghi lễ không thể nào bỏ qua được trong tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ, Tứ phủ, tín ngưỡng Đức Thánh Trần. Hầu đồng còn hay được mọi người gọi với cái tên khác là hầu bóng hoặc lên đồng. Xét về bản chất, đây là một nghi lễ giao tiếp với thần linh thông qua các ông đồng, bà đồng.

Người ta tin rằng sự tái hiện hình ảnh các vị thần linh thông qua thân xác của các ông đồng, bà đồng trong trạng thái tâm linh thăng hoa, ngây có thể phán truyền, diệt trừ yêu ma, chữa bệnh, ban phúc, ban lộc cho các con nhang, đệ tử. Hiện nay, một số nước trên thế giới đã ghi nhận văn hóa hầu đồng là một di sản văn hóa phi vật thể.

Những người tham gia hầu đồng

Theo văn hóa hầu đồng, những người có thể tham gia vào nghi lễ lên đồng là Thanh Đồng và các cử tọa. Thanh Đồng là người đứng giá hầu đồng, nam giới sẽ được gọi là ‘cậu’. Còn Thanh Đồng là nữ giới thì được gọi là “cô” hoặc “bà đồng”. Trong các nghi lễ lên đồng thì thường có hai hoặc bốn phụ đồng. Hay còn được gọi là nhị trụ hoặc tứ trụ hầu dâng đi theo người đứng giá hầu đồng. Họ sẽ giúp chuẩn bị trang phục lễ lạt.

Bên cạnh đó, các cử tọa là những thành phần ngồi xem buổi hầu; họ thường là con nhang đệ tử thể hiện lòng tôn kính các vị thánh mỗi khi giáng ngự. Và hòa theo điệu múa hát, được Thánh ban lộc. Ngoài ra, để phục vụ cho những nghi lễ hầu đồng. Người ta đã sáng tạo ra một hình thức lễ nhạc gọi là Hát văn trong quá trình nhập đồng hiến thánh. Những người hát chầu văn tấu nhạc phục vụ buổi lễ được gọi là cung văn chính.

Không phải ai cũng được chọn để hầu đồng

Chỉ những người có căn thì mới được hầu đồng
Chỉ những người có căn thì mới được hầu đồng

Đa số những người hầu đồng là do hoàn cảnh bản thân thúc ép, do di truyền gia tộc hay bản tính có căn đồng. Người nào có “căn” mà chưa ra trình Thánh thì thường bị bệnh tật, ốm đau, mà đây là thứ bệnh “âm”, chữa chạy bằng thuốc thang không khỏi, khi làm ăn thường thất bát, thua thiệt. Dân gian gọi hiện tượng này là “cơ đày”, tức người đang bị Thánh đày ải. Ra đồng rồi thì thường sức khoẻ hồi phục, làm ăn được hanh thông.

Một khi đã bị Thánh nhập, tức ra trình đồng rồi thì hàng năm, tuỳ theo lịch tiết, đặc biệt là vào dịp “tháng tám giỗ cha, tháng ba giỗ mẹ”, các Bà đồng, Ông đồng thường phải tổ chức làm lễ Lên đồng. Trong nghi lễ như vậy, theo quan niệm dân gian, các vị Thánh từ các miền khác nhau của vũ trụ bay về nhập hồn vào thân xác các Bà, Ông đồng.

Ý nghĩa của nghi thức hầu đồng

  • Hầu Đồng là chiếc chìa khóa mở cánh cửa tìm chiếc gương phản chiếu hoàn thiện mình.
  • Trong cuộc đời ai cũng có những sai lầm, nhưng không thể nhận ra. Chỉ những ai tin vào tôn giáo mới ít phạm sai lầm.
  • Tôn giáo giống như một tấm gương. Vì vậy chúng ta cần tấm gương đó, để tấm gương đó phản chiếu chúng ta.
  • Tóm lại, để thành người sống có chỗ gửi thác có chỗ về thì phải có Tấm gương soi để nhắc nhở mình. Có nơi gửi gắm thần hồn, có nơi nương tựa về tâm linh thì mới hoàn thiện mình.
  • Vậy có căn quả xuất thủ trình đồng. Trước tiên ta phải hiểu là: Nhập đạo không phải vì sự độ trì của chư Thánh; hay để nâng cao năng lực thần thông mà là nhập đạo để học hỏi. Đó là một hành trình tìm kiếm Tâm linh là tìm lại chính mình.
  • Vì vậy, hầu đồng không có nghĩa là diễn xướng đơn thuần. Mà là quá trình chuyển hóa cái tâm mình từ cuộc sống Vô Minh. Không có nhận Thức được đúng sai thành trí tuệ, thành thánh đức. Để nhìn vào những tấm gương của chư Thánh, học theo chư Thánh, khám phá Đạo cơ; để cuộc sống đời thường được chuyển hóa mang đến Hạnh phúc cho mình, cho người xung quanh, cho Thân Tâm Thanh Thản An Lạc.

Quy trình của một màn hầu đồng

Quá trình hầu đồng được chia thành nhiều phần khác nhau. Chi tiết như dưới đây:

Lên khăn áo

Sau khi thực hiện những nghi thức như hát chầu văn, hát khăn phủ thì ông bà đồng phải thay một bộ trang phục xống áo, khăn chầu, cờ quạt, đồ hầu dâng. Theo văn hóa hầu đồng, những bà đồng thì thường ăn mặc chỉnh tề theo lối phụ nữ nhà giàu, sặc sỡ và nhiều trang sức, vấn khăn củ ấu hoặc khăn xếp. Còn những cô đồng thì ăn mặc trẻ trung, rực rỡ hơn, cậu đồng thì mặc theo lối thanh niên trẻ và có khăn quấn.

Múa lễ

Múa lễ chính là phần đặc sắc nhất của nghi thức hầu đồng
Múa lễ chính là phần đặc sắc nhất của nghi thức hầu đồng

Sau khi thay trang phục chỉnh tề thì những vị thánh thường đứng dậy làm lễ. Đầu tiên là vị ấy phải cầm hương qua một lớp bọc vải đỏ để dâng lên bàn thờ Thánh Mẫu và quỳ làm lễ. Tiếp theo, họ sẽ quay ra các cử tọa và thực hiện những nghi thức khác nhưng chủ yếu là múa các điệu múa của các hàng Quan, hàng Châu, hàng Hoàng, hàng Cô, hàng Cậu như múa cờ, múa kiếm, long đao, múa quạt, múa Lân.

Phán truyền và thăng

Theo văn hóa hầu đồng, sau giai đoạn múa lễ, các vị thánh trong xác ông bà đồng ngồi xuống, nghe hát văn, kính và uống rượu, còn các phụ đồng phải lấy quạt che xung quanh mặt lúc vị ấy uống rượu như một sự cách ngăn giữa trần tục và thánh thần.

Âm nhạc

Nhạc hát để phục vụ cho nghi lễ hầu đồng thông thường là chầu văn với nội dung ca ngợi sự linh thiêng của thánh thần và vẻ đẹp tiên giới. Các giá ông Hoàng thì Cung văn sẽ có cả ngâm thơ cổ.

Văn hóa hầu đồng được các già nghiên cứu cả trong nước lẫn ngoài nước đánh giá là “bảo tàng sống của văn hóa Việt”. Nghi thức này đã góp phần tạo nên sự đặc trưng rất riêng cho nền văn hóa Việt Nam với những giá trị tín ngưỡng dân gian độc đáo. Hy vọng những thông tin được cung cấp trên sẽ giúp bạn hiểu rõ nét hơn về văn hóa của nghi thức lên đồng nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *