Nghi thức nhảy lửa là một tập tục truyền thống cực kỳ độc đáo của người Dao. Thế nhưng cũng không kém phần nguy hiểm. Những người tham gia sẽ phải thử thách lòng dũng cảm. Chỉ những người nam mới phải tham gia tập tục này. Họ phải đi đôi chân trần của mình, lăng lộn qua đống lửa hồng. Đó chính là cách để một người đàn ông dân tộc Dao thể hiện bản lĩnh, sự dũng cảm của mình. Ai vượt qua thử thách này sẽ nhận được sự tự tin, dũng cảm gấp bội. Ngoài ra các cô gái cũng đến sự kiện lễ hội này để tìm cho mình một tấm chồng “chuẩn men” nhất. Bên cạnh đó còn có nhiều tiết mục thú vị khác.
Mục Lục
Nghi thức nhảy lửa trở thành một phần văn hóa không thể thiếu
Nhảy lửa là một nghi thức sinh hoạt văn hóa độc đáo và lâu đời của người Dao đầu bằng. Nhất là ở huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu. Và thường được tổ chức trong dịp nửa đầu tháng Giêng âm lịch hàng năm. Theo các cụ già, dân tộc Dao đầu bằng ở xã Hồ Thầu, huyện Tam Đường. Lửa tượng trưng cho sự sống, ấm no, hạnh phúc. Và không thể thiếu trong đời sống của người Dao. Đồng thời là dịp để người dân tạ ơn tổ tiên, cầu chúc cho mùa màng tươi tốt và cuộc sống no đủ. Nếu như trước đây tục nhảy lửa thường được tổ chức riêng trong từng gia đình; thì ngày nay đã được tổ chức rộng rãi trong các lễ hội lớn của địa phương để phục vụ khách du lịch.
Lễ vật cúng thần linh, tổ tiên thường được làm đơn giản. Còn là sản phẩm người dân nuôi, trồng được như: gà luộc, gạo, rượu, nước… Người tham gia nhảy lửa được lựa chọn là những đàn ông khỏe mạnh. Và thầy cúng lập đàn mời gọi thần linh về chứng kiến, truyền cho sức mạnh. Trong tiếng trống dồn thúc giục và tiếng hò reo của những người chứng kiến. Thầy cúng người Dao đầu bằng bắt đầu lễ tế, xin phép thần linh; và đọc tên của những người tham gia nhảy lửa. Những người nhảy lửa sẽ lần lượt đốt hương dâng lên trình báo với tổ tiên và các vị thần linh.
Nghi thức nhảy lựa được tổ chức không theo định kỳ
Lễ Nhảy lửa là một nghi lễ độc đáo được bà con dân tộc Dao đỏ ở bản Huổi Sâu, xã Pa Tần, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên lưu giữ đến tận ngày nay. Mỗi năm, đồng bào dân tộc nơi đây lựa chọn một ngày tốt trong năm để tổ chức. Và thường vào cuối năm hoặc đầu xuân năm mới cầu thần Lửa mang lại sự ấm áp. Mừng cho một vụ thu hoạch hoa màu vừa kết thúc và cầu thần linh phù hộ cho an khang thịnh vượng cũng như xua đuổi tà ma, bệnh tật.
Ngay từ sáng sớm, khi con gà rừng cất tiếng gáy đầu tiên. Những người phụ nữ trong gia đình tất bật giúp nhau diện trang phục truyền thống. Còn đàn ông có nhiệm vụ chuẩn bị đồ cúng mang đến lễ. Mâm lễ phải có đầy đủ bao gồm: Một cái đầu lợn (hoặc lợn con), bát hương, nước trắng, rượu và năm cái chén, giấy dó tượng trưng vàng bạc âm phủ, quẻ âm dương (bằng một đoạn tre bổ đôi), 2 hào bạc, gạo đã được gói trong túm vải…
Cách những cô gái người Dao tìm chồng
Trong làn hương khói mờ ảo, những người nhảy lửa thể hiện sức mạnh khi được tiếp sức. Người nhảy lửa (thường là 4 người trở lên) đứng trước mâm cúng nuốt từng lá bùa đang đốt cháy để làm phép nhập tâm Họ bắt đầu nhảy múa xung quanh đống lửa, hò hét trong tiếng trống thúc giục ngày một dồn dập hơn. Khi đống củi lửa cháy rụi có tro than nóng bỏng, những người tham gia nhảy lửa nhảy vào đống than hồng bằng chân trần và bắt đầu “tắm” lửa. Những người tham gia nhảy lửa sẽ lần lượt nhảy và dùng đôi tay trần bốc than hất lên không trung cho đến khi lửa tàn hẳn.
Quần áo người tham gia nhảy lửa được dệt từ sợi cây rừng khó bắt lửa. Thế nên khi nhảy lửa không bắt cháy mà trang phục chỉ dính bụi, bẩn. Anh Tẩn A Lai, một người tham gia nhảy lửa ở xã Hồ Thầu cho biết; trước khi tham gia nhảy lửa phải kiêng cho cơ thể sạch sẽ. Có như vậy tổ tiên, thần linh mới ban cho sức mạnh và lòng dũng cảm. Sau khi nhảy lửa xong, sự tự tin và lòng dũng cảm của người tham gia sẽ được tăng lên gấp bội. Đây cũng là một trong các tiêu chí để các cô gái người Dao đầu bằng lựa chọn lấy làm chồng.
Bài viết cùng chủ đề: