Quan họ Bắc Ninh: Dòng nhạc đặc trưng của người Kinh Bắc

Quan họ Bắc Ninh không chỉ nổi tiếng ở nước ta mà con trên toàn thế giới. Vào năm 2009, UNESCO đã chính thức công nhận Quan họ trở thành một di sản văn hóa thế giới. Quan họ không chỉ đơn giản có những giai điệu, lời ca,… Bên cạnh đó, trang phục, phong cách biểu diễn, lễ hội cũng là một phần của nét văn hóa đặc sắc này. Những bài hát quan họ chính là cách để các “liền anh”, “liền chị” giao duyên với nhau. Vẫn còn rất nhiều điều thú vị xoay quanh loại hình âm nhạc dân gian này. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về quan họ thì hãy đọc ngay những phần nội dung sau đây.

Quan họ Bắc Ninh giúp kết nối con người với con người

Quan họ Bắc Ninh là cách để các cặp nam nữ giao duyên
Quan họ Bắc Ninh là cách để các cặp nam nữ giao duyên

Quan họ Bắc Ninh là những làn điệu dân ca của vùng đồng bằng Bắc Bộ, tập trung chủ yếu ở vùng Kinh Bắc (Bắc Ninh và Bắc Giang). Đây là môn nghệ thuật được hợp thành bởi nhiều yếu tố như âm nhạc, lời ca, phục trang, lễ hội… với một lối hát giao duyên dân dã, thể hiện mối quan hệ gắn bó tình nghĩa giữa những “liền anh”, “liền chị” hát quan họ và là nét văn hóa tiêu biểu của người dân vùng Kinh Bắc.

Quan họ là thể loại dân ca phong phú nhất về mặt giai điệu trong kho tàng dân ca Việt Nam và được lưu truyền từ đời này sang đời khác qua phương thức truyền khẩu. Hát quan họ là hình thức hát đối đáp giữa “bọn nam” và “bọn nữ”. Một “bọn nữ” của làng này hát với một “bọn nam” của làng kia với một bài hát cùng giai điệu, khác về ca từ và đối giọng. Dân ca quan họ có 213 giọng khác nhau, với hơn 400 bài ca.

Quan họ Bắc Ninh tồn tại trong một môi trường văn hóa với những tập quán xã hội riêng. Đầu tiên là tập quán “kết chạ” giữa các làng quan họ (tục kết bạn quan họ). Mỗi “bọn” quan họ của một làng đều kết bạn với một “bọn” quan họ ở làng khác theo nguyên tắc quan họ nam kết bạn với quan họ nữ và ngược lại. Với các làng đã “kết chạ”, trai gái trong các “bọn” quan họ đã kết bạn không được cưới nhau.

Điểm đặc biệt của quan họ Bắc Ninh

Một điểm đặc biệt của quan họ Bắc Ninh trong việc truyền dạy là tục “ngủ bọn”. Sau một ngày lao động, “bọn” quan họ, nhất là thiếu niên nam. Nữ từ 9 đến 17 tuổi thường rủ nhau “ngủ bọn” ở nhà ông/bà Trùm. Nhằm tập nói năng, ứng xử, giao tiếp, học câu, luyện giọng. Và nhất là phải biết bẻ giọng, ứng đối kịp thời. Yêu cầu đặt ra với tục “ngủ bọn” là “liền anh” và “liền chị” phải ghép đôi. Và cùng nhau luyện sao cho từng đôi một thật hợp giọng nhau để đi hát.

Trong quan họ, trang phục của “liền chị” gồm nón ba tầm hoặc nón thúng quai thao, khăn vấn và khăn mỏ quạ, yếm, áo, váy, thắt lưng, dép. Trang phục của “liền anh” gồm khăn xếp, ô lục soạn, áo cánh bên trong và áo dài 5 thân bên ngoài, quần, dép. Năm 2009, UNESCO đã công nhận quan họ Bắc Ninh là Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Phạm vi công nhận chính thức gồm có 49 làng quan họ: tỉnh Bắc Giang có 5 làng; tỉnh Bắc Ninh có 44 làng.

Cách hát quan họ

Các ông/bà Trùm sẽ là người tập huấn cho các nghệ sĩ quan họ
Các ông/bà Trùm sẽ là người tập huấn cho các nghệ sĩ quan họ

Nhìn chung trong Quan họ người ta bao giờ cũng hát đôi. Khi một đôi trong Quan họ bạn hát thì bên kia cũng chuẩn bị một đôi để hát đối lại. Chính vì vậy hát Quan họ là loại hát đối đáp, hát giao duyên. Những người hát Quan họ thường được gọi là liền anh, liền chị.

Kết cấu của mỗi điệu hát lại được hình thành từ những lễ kết nghĩa. Lễ kết nghĩa được bắt đầu bằng những lời thăm hỏi tận tình hoặc những lời thề thốt. Sau đó, họ lại có buổi gặp nhau ở bên nam. Tại đây họ có thể hát thâu đêm suốt sáng để thổ lộ với nhau về tình cảm.

Căn cứ vào sự đồng nhất về cữ giọng, âm sắc, họ xếp thành từng cặp: anh Cả – chị Cả, anh Hai – chị Hai, anh Ba – chị Ba, anh Tư – chị Tư… Lời ca trong quan họ chủ yếu nói về tình yêu nam nữ, sự gắn bó thủy chung. Nhưng trên thực tế họ không hề nghĩ đến chuyện yêu nhau mà chỉ quan hệ trên cơ sở bình đẳng tôn trọng lẫn nhau. Họ gọi nhau bằng anh, chị và xưng em hoặc tôi. Thời gian kết nghĩa của người Quan họ có thể từ đời này sang đời khác hay có khi chỉ một vài năm. Địa điểm ca hát thường là ở sân nhà, trước cửa đình, cửa chùa, dưới gốc đa, bên sườn đồi, trên thuyền, bến nước…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *